Lịch sử Modern Talking

Khởi lập

Logo của Modern Talking kể từ khi ra mắt đĩa đơn thứ hai, "You Can Win If You Want".

Được thành lập ban đầu vào cuối năm 1983, họ bất ngờ trở nên nổi tiếng vào đầu năm 1985 với "You're My Heart, You're My Soul", đĩa đơn đã chiếm một vị trí trong top 10 các bảng xếp hạng tại ba mươi lăm quốc gia bao gồm cả ở quê hương của họ, nơi đĩa đơn này đứng đầu trong sáu tuần liên tiếp,[3][6][7] và sau cùng đã đạt được doanh thu lên tới tám triệu bản trên toàn thế giới.[4] Ca khúc này sau đó được tiếp nối với một hit đứng đầu khác, "You Can Win If You Want", được phát hành vào giữa năm 1985 trong album ra mắt The 1st Album. Album này đã nhận được chứng nhận bạch kim tại Đức với doanh số hơn 500.000 bản.[4]

Ngay sau hit thứ hai của mình, Modern Talking ra mắt đĩa đơn "Cheri, Cheri Lady", nhanh chóng leo lên các vị trí trong top ở nhiều bảng xếp hạng ở Tây Đức, Thuỵ Sĩ, Áo và Na Uy, trong khi đạt vị trí trong top 10 ở Thuỵ Điển và Hà Lan.[8][9] Đĩa đơn này, ca khúc duy nhất được ra mắt trong album thứ hai Let's Talk About Love, đã là nhân tố thúc đẩy album đạt được chứng nhận bạch kim tại Tây Đức cũng với doanh số hơn 500.000 bản.[4] Thành công được tiếp nối với hai đĩa đơn đạt vị trí số một là "Brother Louie" và "Atlantis Is Calling (S.O.S. for Love)", cả hai đều từ album thứ ba Ready for Romance. Bộ đôi này cũng đạt những thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng với đĩa đơn thứ sáu "Geronimo's Cadillac" từ album thứ tư In the Middle of Nowhere và "Jet Airliner" từ album thứ năm Romantic Warriors.

Trong suốt thời kì này, Modern Talking thành công tại châu Âu, châu Á, Nam Mỹ, Trung Đông, đặc biệt là ở Iran, nơi mà tất cả nhạc pop phương Tây đã bị cấm sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979. Tại Vương quốc Anh, họ chỉ lọt vào top 5 một lần, với ca khúc "Brother Louie".[10] Họ gần như không được biết tới ở Bắc Mỹ, chưa từng lọt vào các bảng xếp hạng ở Hoa Kỳ, mặc dù họ đã trở thành one-hit wonder tại Canada khi "Brother Louie" đạt vị trí 34 vào năm 1987. Họ ra mắt hai album mỗi năm trong giai đoạn từ 1985 tới 1987, trong khi cũng quảng bá các đĩa đơn trên truyền hình trên khắp châu Âu, sau cùng đã đạt tổng doanh số 65 triệu bản trong vòng ba năm.[11]

Từ 1987 tới 1997

Ngay sau khi cặp đôi tan ra vào giữa năm 1987, Bohlen đã thành lập dự án của riêng mình mang tên Blue System và đạt được một số thứ hạng cao với các ca khúc như "Sorry Little Sarah", "My Bed Is Too Big", "Under My Skin", "Love Suite", "Laila" và "Déjà vu". Trong khi đó, Anders bắt đầu sự nghiệp đơn ca, đi lưu diễn với tên gọi Modern Talking trên nhiều châu lục cho tới đầu năm 1989, khi ông bắt đầu thu âm nhiều ca khúc mới mang âm hưởng pop ở LA và London, và cũng ở quê nhà Đức.[12] Anders đã thu âm năm album đơn ca bằng tiếng Anh, Different, Whispers, Down on Sunset, When Will I See You AgainSouled, và một album bằng tiếng Tây Ban Nha, Barcos de Cristal.[13] Ông thành công ở hải ngoại hơn là ở trong nước, nhưng cũng đạt được nhiều hit tại Đức. Mặc dù trải qua nhiều cãi vã và bất đồng trong quá khứ, Bohlen và Anders đã bắt đầu nối lại liên lạc một lần nữa sau khi Anders chuyển về Koblenz, Đức vào năm 1994.[13]

1998–2003: Tái hợp

Đầu năm 1998, cặp đôi này đã tuyên bố tái hợp và có màn ra mắt đầu tiên cùng nhau vào tháng 3 trên chương trình truyền hình Đức Wetten, dass..?. They released a re-packaged version of their 1984 single "You're My Heart, You're My Soul '98", với sự kết hợp phần rap của Eric Singleton. Album trở lại đầu tiên Back for Good, bao gồm bốn ca khúc mới, cũng như tất cả các hit trước đó được làm lại với kĩ thuật hiện đại, đã đứng ở vị trí số một tại Đức trong năm tuần liên tiếp và đứng đầu các bảng xếp hạng ở mười lăm quốc gia,[11] sau cùng đạt doanh số ba triệu bản chỉ tính riêng tại châu Âu.[14] Cặp đôi này đã thắng giải thưởng Nghệ sĩ Đức có doanh số tốt nhất ở World Music Awards năm đó. Album tiếp theo Alone cũng lên thẳng vị trí số một tại Đức và vô cùng thành công ở khắp nơi; album này đạt doanh số hơn một triệu bản chỉ tính riêng tại châu Âu.[14]

Bohlen và Anders tiếp nối thông lệ từ những năm 1980 của Modern Talking khi chỉ chọn ra mắt hai đĩa đơn cho mỗi album, như đã làm trong quá khứ. Một loạt các đĩa đơn và thêm bốn album nữa tiếp nối như Year of the Dragon, America, VictoryUniverse. Sau khi đạt đến cột mốc hơn 400 chứng nhận vàng và bạch kim trên toàn thế giới,[11] Bohlen và Anders quyết định tan rã một lần nữa vào năm 2003 ngay trước khi ra mắt một album tổng hợp những bài hát hay nhất khác.[15] Lần chia tay thứ hai này dường như được gây ra chủ yếu bởi miêu tả tiêu cực về Anders bởi Bohlen trong cuốn tự truyện xuất bản vào ngày 4 tháng 10 năm 2003.[15] Trong suốt quá trình tranh cãi dẫn đến việc chia tay sau cùng, Bohlen có tham gia vào Deutschland sucht den Superstar (DSDS), phiên bản tiếng Đức của chương trình Pop Idol của Anh. Album tổng hợp được ra mắt năm 2003 với tên gọi The Final Album, bao gồm tất cả các đĩa đơn của cặp đôi này. Thomas Anders bắt đầu sự nghiệp đơn ca ngay sau khi kết thúc hoạt động với Modern Talking, trong khi đó Bohlen bắt đầu dành thời gian của mình cho việc đào tạo những tài năng âm nhạc mới, đặc biệt là những người được khám phá ở DSDS.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Modern Talking http://users.pandora.be/dieter.bohlen/ http://moderntalking.biz/ http://www.moderntalking.cl http://www.allmusic.com/album/the-very-best-of-mod... http://www.allmusic.com/artist/blue-system-mn00000... http://www.allmusic.com/artist/modern-talking-mn00... http://www.allmusic.com/artist/thomas-anders-mn000... http://awardsandwinners.com/winner/?name=modern-ta... http://www.officialcharts.com/artist/22589/MODERN%... http://www.swisscharts.com/song/Modern-Talking/Che...